Một chiếc bánh ít lá gai đạt chuẩn là bánh mềm, vỏ bánh mịn, nhân thơm, ngọt vừa đủ. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi béo của bột nếp, lá gai và đậu xanh, dừa, đậu phộng, mè.
Bạn đang xem: Muốn ăn bánh ít lá gai
Một chiếc bánh ít lá gai đạt chuẩn là bánh mềm, vỏ bánh mịn, nhân thơm, ngọt vừa đủ.
Bánh gai hay bánh làm từ chiếc lá gai từ lâu đã là món ăn đặc biệt của nhiều tỉnh thành ở Bắc và Trung Bộ. Mỗi vùng đều có cách chế biến khác nhau, tạo ra chiếc bánh gai với hương vị đặc trưng riêng.
Nếu ai đã từng nghe qua câu ca dao:
Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Bình Định cho dài đường đi
(Dị bản:
Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Bình Định sợ dài đường đi)
Thì sẽ tò mò muốn ăn thử chiếc bánh ít lá gai Bình Định xem có gì đặc biệt.
Ngày xưa, bánh ít lá gai thường chỉ xuất hiện trong những dịp cúng, giỗ. Khi đó, những người nội trợ khéo tay và đầy kinh nghiệm thường phụ trách làm nên những chiếc bánh ít mộc mạc mà thấm đẫm nghĩa tình.
Nói bánh ít lá gai phải được làm từ những người khéo tay và đầy kinh nghiệm, bởi cũng chỉ nguyên liệu làm bánh đơn giản, gồm bột nếp, lá gai, đường vàng, đậu xanh hoặc dừa, đậu phộng làm nhân, thì không phải ai cũng làm ra chiếc bánh ít được gói từ lá chuối xanh mướt, khi lột đi lớp vỏ thì viên bánh tròn đen bóng hấp dẫn sẽ lộ ra, chỉ nhìn thôi đã muốn thưởng thức.
Xem thêm: Học Cách Làm Bánh Bao Chay Không Nhân, Học Cách Làm Bánh Bao Không Nhân Đơn Giản Mà Ngon
Chiếc bánh nho nhỏ thơm lành
Làm ra chiếc bánh gai nho nhỏ thật là tốn bao công sức. Công đoạn khó nhất khi làm bánh ít lá gai là việc giã nát lá gai và bột nếp để làm vỏ bánh. Lá gai tươi sau khi hái về sẽ được ngắt bỏ cuốn, bỏ sạch gân lá, luộc lên rồi cho vào cối giã nát. Người giã bánh phải có sức khỏe để khi giã phải thật đều và mạnh tay.
Nếp được ngâm từ tối, xay nhuyễn rồi ép cho hết nước. Người ta sẽ đem khối bột nếp trộn với bột lá gai và đường vàng rồi lại giã cho thật nhuyễn. Trong quá trình giã, người ta sẽ cho thêm một ít dầu phụng để bột không bị dính. Sau thời gian giã cật lực, thành phẩm thu được sẽ là khối bột màu xanh lá thật nhuyễn và mịn. Vì thế, công đoạn này thường được gọi là quết vỏ bánh. Vỏ bánh càng nhuyễn, càng mịn thì chất lượng bánh càng ngon và bánh càng để được lâu.
Bột thành phẩm thu được sẽ được ngắt thành từng khối nhỏ, nắn dẹp rồi cho nhân bánh thường được làm từ đậu xanh, đậu phộng hay dừa đã xào chung với đường, túm một đầu gọn lại, rồi vo tròn, rắc lên một ít mè. Miếng bánh được cho vào miếng lá chuối hình tròn đã cắt sẵn và phết lên một ít dầu phụng, gấp lại, rồi bỏ vào xửng hấp chín.
Một chiếc bánh ít lá gai đạt chuẩn là bánh mềm, vỏ bánh mịn, nhân thơm, ngọt vừa đủ. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi béo của bột nếp, lá gai và đậu xanh, dừa, đậu phộng.
Ngày nay, bánh ít lá gai không chỉ xuất hiện trong dịp cúng, giỗ mà đã có mặt ở khắp các chợ trong tỉnh. Bánh nằm trong những đôi quang gánh, theo chân người bán đến được với những ai yêu thích chiếc bánh nhỏ dân giã mà thơm lành.
Xem thêm: Mua Gì Làm Quà Lưu Niệm Đài Loan, Top Những Món Quà Nên Mua Khi Đi Du Lịch Đài Loan
Bánh ít lá gai Bình Định cũng đã theo các cô chú, anh chị xứ Nẫu đi khắp các con đường, hẻm nhỏ của Sài Gòn, góp thêm sự phong phú vào nền ẩm thực Việt, và là món quà thấm đẫm nghĩa tình dành cho những người con đất võ xa quê.
Đăng nhận xét